Điện áp là gì? Ký hiệu điện áp là gì? Nếu bạn quên về khái niệm và đơn vị ký hiệu này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. Lichcupdien.info tổng hợp thông tin liên quan chia sẻ đến bạn tại bài viết dưới đây.

Điện áp là gì?

Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế. Là sự khác biệt về điện thế giữa 2 điểm trong một mạch điện. Đây là động lực thúc đẩy dòng điện chạy qua mạch.

Ký hiệu điện áp là gì?
Ký hiệu điện áp là gì?

Nói cách khác thì điện áp giống như áp lực trong một ống dẫn. Áp lực nước cao hơn sẽ đẩy nước mạnh hơn. Tương tự điều này thì khi điện áp cao hơn sẽ tạo ra dòng điện lớn hơn (khi điện trở của mạch không đổi)

  • Điện áp tạo ra dòng điện trong một mạch kín. Nếu không có sự khác biệt về hiệu điện thế, các electron sẽ không di chuyển và không có dòng điện
  • Điện áp cung cấp năng lượng. Điện áp cùng với dòng điện tạo ra công suất điện – tốc độ truyền năng lượng điện
  • Điện áp là một thông số quan trọng để mô tả các nguồn điện như pin, ắc quy, máy phát điện

Trong hệ thống truyền tải điện công nghiệp ở Việt Nam điện áp được chia thành 3 loại: Cao thế, trung thế, hạ thế

Ký hiệu điện áp là gì?

Ký hiệu điện áp thường được biểu diễn bằng các chữ cái sau:

  • V: (Vol – vôn) – Thường được sử dụng trong các công thức và sơ đồ mạch điện
  • U: (Hiệu điện thế) – Dùng để sử dụng tương đương với V để chỉ điện áp
  • E: (Suất điện động) Trong một số trường hợp để sử dụng thay thế cho U và V để chỉ điện áp nói chung đặc biệt khi nói về nguồn điện.

Các ký hiệu V, U, và E đều được sử dụng để biểu thị điện áp. V là phổ biến nhất, U thường được dùng ở châu Âu, và E thường được dùng để chỉ suất điện động của nguồn điện. Trong nhiều trường hợp, chúng có thể được sử dụng thay thế cho nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh.

Một số khái niệm khác về điện áp

Điện áp định mức

Điện áp định mức còn được gọi là điện áp danh định. Đây là đại lượng quan trọng của lưới điện (ký hiệu Uđm hoặc Udd) đây là điện áp cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện đồng thời quyết định đến khả năng chịu tải của lưới điện

Điện áp pha và điện áp dây

Đà loại điện áp đo được giữa dây pha và dây trung tính. Điện áp dây là điện áp giữa hai dây pha. Điện áp pha gồm điện áp 1 pha và điện áp 3 pha.

Điện áp một chiều

Điện áp 1 chiều (DC) thường được ký hiệu bằng hoặc V hoặc U. Đôi khi có thêm chỉ số DC. Trong sơ đồ mạch, nguồn điện một chiều thường được ký hiệu bằng 2 vạch song song (một dài và 1 ngắn) hoặc bằng vòng tròn có dấu + và trừ

Điện áp xoay chiều

Điện áp xoay chiều (AC) thường được ký hiệu bằng chữ v hoặc u, hoặc U và V có thêm chỉ số AC. Trong sơ đồ mạch nguồn điện xoay chiều thường được ký hiệu bằng vòng tròn có dấu hình sin bên trong hoặc chữ AC

Điện áp tiếp xúc và điện áp bước

Điện áp bước là điện áp được xác định giữ 2 chân người khi bước trên mặt đất trong vùng sự cố

Điện áp tiếp xúc là điện áp giữa vị trí chân đứng với phần tiếp đất của thiết bị

Điện áp tức thời

Điện áp tức thời là điện áp sin, trị số của dòng điện ở một thời điểm. Điện áp này được tính theo cường độ dòng điện tức thời

Ta có công thức: UAB= UA-UB 

Trong đó:

  • U: hiệu điện thế tức thời
  • I: Cường độ dòng điện tức thời
  • R: Điện trở

Điện áp định danh

Điện áp định danh là giá trị điện áp có đơn vị V được thể hiện trên danh nghĩa xác định hay nhận dạng điện áp của một hệ thống điện

Điện áp hiệu dụng

Đây là giá trị trung bình phương của điện áp cực đại ở hai đầu đoạn mạch.

Lời kết

Lichcupdien.info tổng hợp thông tin và chia sẻ đến bạn về khái niệm và ký hiệu điện áp là gì? Hi vọng qua nội dung được chia sẻ sẽ giúp ích đến bạn.